Trả lời: Di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng các quy định của Bộ luật Dân sự 2005:
Cá nhân có quyền lập di chúc theo di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Di chúc miệng có thể được lập khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 652 Bộ luật Dân sự. Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Về người làm chứng cho việc lập di chúc, Điều 654 Bộ luật Dân sự quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, di chúc miệng khi bố anh qua đời có sự chứng kiến của mẹ và anh trai anh là không đáp ứng quy định Bộ luật Dân sự về người làm chứng vì thuộc hàng thừa kế theo pháp luật. Lời nói của bố anh trước khi chết để lại toàn bộ số cổ phần tại công ty cho anh không có người làm chứng hợp pháp ghi chép, ký tên, điểm chỉ xác nhận và không có công chứng hoặc chứng thực việc ghi chép đó trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày bố anh thể hiện ý chí cuối cùng.
- Chia thừa kế theo pháp luật:
Như vậy, di sản bố anh để lại sẽ được chia theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản này, theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, bạn có thể thỏa thuận lại với mẹ và anh trai cùng với những người khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất: Cha đẻ, mẹ đẻ của bố bạn, con nuôi (nếu có) đồng ý cho bạn hưởng toàn bộ số cổ phần trong công ty mà bố bạn để lại. Nếu thỏa thuận được thì các thừa kế đến văn phòng công chứng thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng năm 2006.
“Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản:
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.
4. Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.
Thủ tục khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng. Bạn có thể thực hiện thủ tục này tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Nếu không thỏa thuận được, thì để bảo vệ quyền hưởng di sản, các thừa kế đều có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án chia thừa kế theo pháp luật. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thủ tục nhận thừa kế cổ phần của công ty:
Cổ phần chính là phần vốn góp của cổ đông trong công ty, khi cổ đông chết đi, cổ phần được coi là di sản thừa kế. Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể về việc thừa kế trong công ty cổ phần. Do đó, việc thừa kế cổ phần trong trường hợp của bạn được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Điều lệ công ty (nếu có). Người thừa kế phải thông báo với công ty về việc hưởng thừa kế số cổ phần thành viên của cổ đông đã chết để trở thành cổ đông thành viên của công ty.
Công ty thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được bản khai nhận thừa kế thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hợp pháp của cổ đông thành viên công ty gửi tới. Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ ghi nhận tư cách cổ đông thành viên của người nhận di sản thừa kế vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh n
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo