Chuyên gia của WHO nói về nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam

Chuyên gia của WHO nói về nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam

Chuyên gia của WHO nói về nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam

Ông Kato Masaya, Điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới cùng các lãnh đạo Cục, Vụ của Bộ y tế trong cuộc họp.
 
(PLO) - Tại cuộc họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola, ông Kato Masaya, Điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam là rất thấp. Vì vậy, công tác truyền thông cần chú trọng chính xác để phòng chống dịch tốt, không gây hoang mang trong cộng đồng.

Tính đến ngày 12/8/2014 đã ghi nhận tổng cộng 1.848 trường hợp mắc, trong đó có 1013 trường hợp tử vong. Số trường hợp mắc và tử vong do vi rút Ebola tại 4 nước tại Tây Phi liên tục gia tăng

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola tại 4 nước vùng Tây Phi, Việt Nam đang tích cực và chủ động ngăn chặn, phòng chống không để vi rút Ebola lây lan vào nước ta. Bộ Y tế phối hợp cùng tất cả các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chủ động ứng phó hiệu quả, triển khai nhiều biện pháp tích cực để phòng chống và ngăn chặn từ xa dịch bệnh này.

Trong buổi họp báo sáng ngày 12/8, Bộ Y tế cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan khác tăng cường giám sát chặt chẽ các khách nhập cảnh tại cửa khẩu và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola để có các phương án và biện pháp cách ly y tế kịp thời tránh lây lan dịch bệnh.

Bộ Y tế cũng đã tích cực phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật và cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dịch bệnh cho các cơ quan thông tấn báo chí để chủ động tuyên truyền cho người dân bình tĩnh, không hoang mang và chủ động có các biện pháp phòng chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cũng trong cuộc họp, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong cao (có thể lên tới 90%), hiện Tổ chức Y tế thế giới đã công bố là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Dịch bệnh có thể lây lan ra các quốc gia khác thông qua khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động tại các quốc gia đang có dịch bệnh và trở về nước.

Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.

Ông Kato Masaya, Điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Hiện bệnh do vi rút Ebola vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy nhiên bệnh dịch có thể được khống chế nếu phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người mắc bệnh và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.

TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế trao đổi tại cuộc họp, để chủ động đối phó với dịch bệnh do vi rút Ebola, Bộ Y tế đã chủ động thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch trên thế giới, chủ động cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và đăng tải thông tin trên trang website của Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng.  Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý (cán bộ đi công tác, làm việc, du lịch, học tập...) về phòng chống lây nhiễm bệnh khi đi đến các nước có dịch bệnh.

Đồng thời, tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, phương án đặt ra khi có trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu sẽ được chuyển về cơ sở điều trị cách ly có điều kiện tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay, hạn chế lây lan và giảm tử vong. Mọi tình huống đều đã lên kế hoạch và đáp ứng về mặt chuyên môn, quy trình giám sát…và tùy vào tình huống thực tế để thực hiện.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, cho hay, hiện các bệnh viện đã xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly.

Bệnh do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm nhóm A nguy hiểm, việc xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4, nhân viên phòng xét nghiệm cần được tập huấn và được trang bị phòng hộ nghiêm ngặt.

Hiện Việt Nam chưa có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn trên, Bộ Y tế đang liên hệ và phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) để có các hỗ trợ về kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm, tuy nhiên về trang thiết bị xét nghiệm tại 2 Phòng xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh có các trang thiết bị có khả năng xét nghiệm bệnh.

Theo đó, tại phía Bắc là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; miền Nam là bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ. Các bệnh nhân mắc bệnh dịch Ebola, theo luật Phòng chống dịch bệnh thì sẽ được điều trị miễn phí. Nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân cũng được hỗ trợ kinh phí. Ông Phu cho biết thêm.

Về việc tại sao Việt Nam lại có nguy cơ lây nhiễm dịch Ebola là rất thấp, ông Kato Masaya giải  thích, đường lây truyền của vi rút Ebola là qua đường máu, dịch cơ thể nên chỉ có thể lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm vi rút có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm vi rút. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo, sữa mẹ, nên người mẹ mắc bệnh Ebola cũng được khuyến cáo không nên cho con bú.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế kêu gọi và mong muốn mỗi người dân, toàn xã hội và đặc biệt các cơ quan truyền thông đại chúng cùng chung tay đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn người dân hiểu biết rõ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch bệnh do virut Ebola cho mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng hiệu quả và thành công./.

Nhật Anh

Trích Nguồn:http://baophapluat.vn

Tin liên quan

Thời gian làm việc

  • Buổi sáng từ 7h30 đến 11h30
  • Buổi chiều từ 13h00 đến 17h00

Hỗ trợ trực tuyến

    

    Văn Phòng Công Chứng Tân Phú

    info@congchungtanphu.vn

    0968201919

Right